facebook zalo

GCD ACADEMY

Số Hóa Tri Thức, Kết Nối Tương Lai

Quản Lý Dự Án Xây Dựng Và Những Kinh Nghiệm Quản Lý Quý Báu Nên “Bỏ Túi”

kinh-nghiem-quan-ly-du-an-xay-dung

Quản lý dự án xây dựng là gì? Vì sao cần quản lý dự án đầu tư xây dựng? Quy trình quản lý dự án xây dựng mới nhất hiện nay? Nếu đây là những thắc mắc của bạn thì đừng bỏ qua bài viết này nhé!

Quản lý dự án đầu tư xây dựng được xem là một quá trình đi A đến Z cho mỗi công trình. Đây là hoạt động vô cùng quan trọng quyết định độ an toàn và thành công của dự án. 

Hãy cùng GCD tìm hiểu kỹ hơn về khái niệm này nhé! Chưa hết, bài viết này còn bật mí cho bạn những kinh nghiệp quản lý dự án xây dựng xịn sò nhất.

1. Tổng quan về quản lý dự án đầu tư xây dựng.

1.1. Quản lý dự án đầu tư xây dựng là gì?

Quản lý dự án đầu tư xây dựng là hoạt động quản trị sử dụng các kỹ thuật chuyên môn. Nhằm mục địch quản lý và hoàn thành hiệu quả một dự án đầu tư xây dựng.

Bao gồm quản trị từ bước lên ý tưởng, lập kế hoạch, thiết kế đến thực hiện giám sát. Cũng như chịu trách nhiệm công trình từ khi thiết kế đến khi xây dựng hoàn tất công trình.

1.2. Vì sao cần quản lý dự án đầu tư xây dựng?

Để trả lời cho câu hỏi này, chúng ta hãy cùng phân tích vai trò của việc quản lý dự án đầu tư xây dựng. 

  • Là yếu tố mang tính quyết định cao trong kết quả và sự thành công của dự án.
  • Quản lý dự án xây dựng ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng và tiến độ dự án.
  • Giúp nắm được từng hoạt động và quán xuyến công việc hiệu quả nhất.
  • Việc quản lý này sẽ giúp đánh giá tình trạng quá trình thực hiện. Theo dõi được từng hạng mục của dự án trong suốt quá trình triển khai.
  • Đảm bảo được tính an toàn trong suốt quá trình thi công và cả hoàn tất.
  • Quản lý dự án xây dựng giúp kiểm soát và dễ dàng giải quyết các vấn đề phát sinh.
  • Quản lý dự án còn giúp nhà quản trị nắm được số lượng vật liệu xây dựng, tình trạng trang thiết bị, máy móc.
  • Hỗ trợ giải quyết các vấn đề về thu công, sai sót,…

Và còn rất nhiều lợi ích khi bạn quản lý dự án xây dựng tốt và đúng quy cách, quy trình. Bây giờ, hãy theo chân GCD tìm hiểu quy trình quản lý đầu tư xây dựng chi tiết nhé!

kinh-nghiem-quan-ly-du-an-xay-dung

2. Quy trình quản lý dự án đầu tư xây dựng.

Theo quy định mới của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng. Các chuyên gia chia quy trình quản lý thành 6 bước chính, bao gồm:

Bước 1: Lên ý tưởng.

Đây là giai đoạn quan trọng định hình cho việc hình thành “phôi thai” của dự án đầu tư xây dựng. Những ý tưởng phát thảo sẽ được tạo ra theo chính yêu cầu, mục đích của nhà đầu tư. 

Người quản trị dự án có nhiệm vụ thu thập các ý tưởng, trao đổi và thực hiện. Quản lý tạo ra các bản vẽ đúng mục đích, yêu cầu nhà đầu tư nhưng phải mang tính thực tế và an toàn.

Bước 2: Khởi động dự án.

  • Cùng nhà đầu tư và các bộ phận kiến trúc, kỹ thuật hoạch ra dự án cuối.
  • Trình bày ý tưởng với cơ quan chức năng để phê duyệt thực hiện cũng như duyệt vốn.
  • Xin chủ trương thông qua đề cương, tờ trình, cơ quan thẩm quyền ban hành. 

Bước 3: Công đoạn chuẩn bị.

  • Triển khai dự án chi tiết.
  • Mở đấu thầu để lựa chọn đơn vị đầu tư.
  • Lập báo xây dựng và các báo cáo nhân lực, vật lực.
  • Xây dựng kế hoạch quản lý dự án đầu tư xây dựng.
  • Cơ quan thẩm định và phê duyệt dự án.

Bước 4: Thực hiện dự án.

  • Xin cấp giấy phép đầu tư từ cơ quan thẩm quyền.
  • Thẩm định, phê duyệt đấu thầu.
  • Lựa chọn đơn vị cung cấp kỹ thuật, nguyên vật liệu.
  • Dự toán và tổng dự toán toàn dự án xây dựng.
  • Xin phép xây dựng.
  • Chọn thầu công trình, lắp máy móc, thầu giám sát.
  • Tiến hành các hợp đồng bảo hiểm liên quan và bắt buộc.

Bước 5: Tiến hành xây dựng dự án.

  • Tiến hành khởi công.
  • Quản lý dự án xây dựng về tiến độ, an toàn lao động, chất lượng và môi trường xung quanh.
  • Quản lý về các chi phí liên quan.
  • Quản lý về rủi ro và các sai sót phát sinh.

Bước 6: Kết thúc dự án xây dựng.

  • Nghiệm thu, hoàn công và kiểm định chất lượng công trình.
  • Thanh toán và tất toán công trình.
  • Bàn giao cho nhà đầu tư.
  • Báo cáo, kiểm tra quyết toán hoàn thành dự án.
  • Bảo hành công trình xây dựng.

kinh-nghiem-quan-ly-du-an-xay-dung-2

Các bước trên chỉ mang tính chất tham khảo, bạn nên ứng biến trước sau cho phù hợp với dự án. Vì mỗi dự án khác nhau sẽ có các bước tiến hành và các hoạt động cụ thể khác nhau. 

Là nhà quản trị dự, một kỹ sư tốt, bạn nên có kế hoạch linh hoạt và phù hợp cho mỗi tính chất công trình. Và nếu bạn mới bắt tay vào hoạt động này, hãy tham khảo các bí kíp ngay bên dưới.

3. Kinh nghiệm quản lý dự án xây dựng hiệu quả và an toàn cho người mới.

Có câu dạy lưu truyền thế này: “Đi trên vai những người khổng lồ”. Kinh nghiệm của những bậc tiền bối đi trước dù là thành công hay thất bại cũng là bài học quý báu cho lớp người sau. 

kinh-nghiem-quan-ly-du-an-xay-dung-3

Cùng GCD điểm qua những kinh nghiệm đã được đúc kết và được nhiều nhà quản trị dự án áp dụng thành công.

  • Hoạch định dự án và lập kế hoạch chi tiết, tối ưu.
  • Hợp bàn ý kiến, ý tưởng của tất cả thành viên liên quan, chốt tiếng nói chung tốt nhất.
  • Tạo sự kết nối và hỗ trợ xuyên suốt với các bên liên quan, từ nhà đầu tư đến các đối tác,…
  • Xác định vai trò cụ thể và phân công rõ ràng các công việc cho mỗi thành viên.
  • Quản trị rủi ro, chuẩn bị các phương án đề phòng tình huống phát sinh và cách ứng biển, giải quyết.
  • Tổ chức các cuộc họp định kỳ, xét duyệt các báo cáo và tiến độ dự án.
  • Ứng dụng những công nghệ hiện đại, tối ưu, nhanh chóng. Hay các phần mềm quản trị dự án đầu tư xây dựng..

Và hơn hết, để quản lý dự án xây dựng an toàn và hiệu quả cần người có chuyên môn và kinh nghiệm. Nhân lực là yếu tố chính quyết định sự sống còn và thành công của mỗi công trình.

Lời kết.

GCD vừa chia sẻ đến bạn tất tần tật thông tin về quản lý dự án xây dựng. Hy vọng những thông tin này hữu ích và giúp bạn hoạch định dự án xây dựng hiệu quả nhất.

Mọi thắc mắc cũng như mong muốn tìm hiểu thêm về các khóa học. Bạn đừng ngần ngại nhắn về GCD qua Hotline, email, sẽ có nhân viên tư vấn miễn phí, tận tình.

Mong muốn sẻ chia và truyền lửa nghề, hãy để GCD đồng hành cùng các bạn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ