facebook zalo

GCD ACADEMY

Số Hóa Tri Thức, Kết Nối Tương Lai

Cách Quản Lý Rủi Ro Dự Án Xây Dựng Hiệu Quả Và Khoa Học Nhất

cach-quan-ly-rui-ro-du-an-xay-dung-hieu-qua-va-khoa-hoc

Quản lý rủi ro dự án mang lại những lợi ích gì? Quy trình quản lý rủi ro chuẩn ra sao? Cách quản lý rủi ro trong xây dựng hiệu quả nhất?

Tất cả câu trả lời sẽ được chia sẻ trong bài viết này của Học Viện GCD. Cùng khám phá ngay bạn nhé!

1. Quản lý rủi ro dự án xây dựng là gì?

Quản lý rủi ro dự án xây dựng tiếng Anh là Construction Risk Management. Đây là thuật ngữ chỉ quá trình xác định, phân tích, đánh giá và quản trị tất cả các yếu tố bất ngờ. Những yếu tố có khả năng tác động tiêu cực hay tích cực đến tiến độ, chất lượng và tính khả thi của dự án xây dựng.

cach-quan-ly-rui-ro-du-an-xay-dung-hieu-qua-va-khoa-hoc-1
Quản lý rủi ro dự án xây dựng là gì?

Rủi ro có thể gây chậm trễ tiến độ dự án, giảm hiệu suất thi công. Thậm chí gây thiệt hại đến người và tài sản, thâm hụt ngân sách. Hay giảm chất lượng và gây kém an toàn cho công trình xây dựng.

2. Vì sao cần quản lý rủi ro dự án công trình xây dựng?

Là một nhà thầu xây dựng, một doanh nghiệp kiến trúc, bất động sản hay kỹ sư xây dựng. Bạn từng tự hỏi vì sao cần quản lý rủi ro dự án công trình xây dựng? 

cach-quan-ly-rui-ro-du-an-xay-dung-hieu-qua-va-khoa-hoc-2
Quản lý rủi ro dự án mang đến nhiều lợi ích

Để trả lời câu hỏi này, chúng ta hãy cùng khám phá những lợi ích của quản lý rủi ro dự án. Cụ thể:

  • Quản lý rủi ro giúp giảm thiểu các rủi ro có thể xảy đến với dự án.
  • Có thể tối ưu hóa rủi ro, thậm chí biến rủi ro thành cơ hội phát triển dự án.
  • Đảm bảo được tiến độ xây dựng dự án. 
  • Đảm bảo tính khả thi và mức độ thành công của dự án.
  • Thể hiện tính chuyên nghiệp của nhà thầu và người kỹ sư xây dựng.
  • Luôn trong tình thế chủ động trước những biến động bất ngờ chủ quan hay khách quan.
  • Tiết kiệm thời gian và cả ngân sách để hoàn tất công trình xây dựng. 

Và còn rất nhiều lợi ích khác khi doanh nghiệp bạn quản lý rủi ro dự án xây dựng tốt. Để làm được điều đó cần áp dụng quy trình quản trị rủi ro xây dựng chuẩn nhất.

3. Quy trình quản lý rủi ro dự án chuyên nghiệp nhất.

cach-quan-ly-rui-ro-du-an-xay-dung-hieu-qua-va-khoa-hoc-3
Quy trình quản lý rủi ro dự án chuyên nghiệp nhất

Có rất nhiều quy trình quản lý rủi ro dự án, tùy thuộc vào tính chất, loại hình công trình,… Song, đây là các bước cần có của một quy trình quản trị rủi ro hiệu quả nhất hiện nay.

  • Bước 1: Xác định bối cảnh của doanh nghiệp và dự án.
  • Bước 2: Nhận diện và lên danh sách các rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra với dự án xây dựng.
  • Bước 3: Đánh giá rủi ro trong quản lý dự án. Bao gồm khả năng xảy ra rủi ro và tác động của nó.
  • Bước 4: Hoạch định chiến lược quản trị rủi ro cho dự án. Lựa chọn chấp nhận rủi ro, giảm tác động rủi ro, loại bỏ hoàn toàn rủi ro, biến rủi ro thành cơ hội,…
  • Bước 5: Kiểm soát các rủi ro trong dự án.
  • Bước 6: Theo dõi, giám sát và báo cáo theo từng giai đoạn cụ thể.

4. Các cách quản lý rủi ro trong dự án xây dựng hiệu quả nhất hiện nay.

Để quản lý rủi ro dự án tốt nhất, bạn cần giải quyết từ ngọn ngành của sự việc. Cụ thể là xác định rõ các nhóm rủi ro, từ đó đưa ra phương án ứng phó từng loại.

cach-quan-ly-rui-ro-du-an-xay-dung-hieu-qua-va-khoa-hoc-4
Các cách quản lý rủi ro trong dự án xây dựng hiệu quả nhất hiện nay

Ở bài viết top 5 rủi ro trong quản lý dự án thường gặp và cách khắc phục. GCD đã chia sẻ về 5 nhóm rủi ro sẽ xảy ra nhất trong các dự án xây dựng. Cụ thể:

4.1. Cách ứng phó với rủi ro từ nội bộ.

Để quản lý tốt các rủi ro bạn cần nghiêm ngặt ở khâu tuyển dụng nhân sự. Cũng như thường xuyên tốt chức các khóa huấn luyện, đào tạo chuyên môn và trách nhiệm cho đội ngũ.

Lãnh đạo cần có cái nhìn bao quát về từng điểm mạnh, điểm yếu của các cá nhân, phòng ban. Cũng như nhận biết được những mâu thuẫn nhỏ trong nội bộ để giải quyết kịp thời.

4.2. Quản lý rủi ro dự án trong quy trình hoạt động.

Một dự án hoàn tất cần nhiều công đoạn và sự hợp tác từ nhiều đội nhóm. Vì thế, lãnh đạo cần hoạch định kế hoạch chi tiết, phân công cụ thể cho từng giai đoạn nhỏ.

Áp dụng các công nghệ mới, những ứng dụng tổng hợp báo cáo và quản lý nhân sự. Cũng như luôn theo dõi chuyển biến của quy trình hoạt động, nhận biết lỗi để khắc phục.

4.3. Quản trị rủi ro đến từ đối tác, khách hàng.

Đây là yếu tố mang tính khách quan, nằm ngoài sự quản lý của doanh nghiệp. Song để khắc phục các rủi ro này, bạn cần tìm hiểu kỹ về các đối tác, khách hàng. 

Cũng như chuẩn chỉnh từng trong từng quy định, điều khoản của hợp đồng ký kết. Luôn trong trang thái chủ động, giữ mối quan hệ tốt với các đối tác, khách hàng.

4.4. Quản trị rủi ro khách quan khác.

Đây là những rủi ro đến từ tình hình chính trị – xã hội, kinh tế, khí hậu, môi trường,… Doanh nghiệp rất khó làm chủ các sự kiện bất chợt này.

Vì thế, để hạn chế, bạn cần nắm rõ các điều khoản pháp lý, quy định của pháp luật hiện hành. Cũng như nghiên cứu kỹ môi trường, địa lý, khí hậu, văn hóa của nơi tiến hành dự án xây dựng. Và hơn hết là luôn đưa ra những phương phòng hờ rủi ro ở mỗi giai đoạn.

4.5. Cách quản lý rủi ro dự án với những rủi ro khó lường trước.

Ứng phó với nhóm rủi ro này là sự chuẩn bị với các phương án dự trù của doanh nghiệp. Cũng như trang bị kiến thức, kỹ năng và tinh thần giải quyết vấn đề bất chợt cho mỗi nhân sự.

Lời kết.

GCD vừa chia sẻ về cách quản lý rủi ro dự án và những lợi ích khi quản lý rủi ro. Mong rằng bài viết này mang đến bạn những thông tin hữu ích và thú vị nhất.

Mọi thắc mắc cũng như mong muốn tìm hiểu thêm về các khóa học. Bạn đừng ngần ngại nhắn về GCD qua Hotline, email, sẽ có nhân viên tư vấn miễn phí, tận tình.

Mong muốn sẻ chia và truyền lửa nghề, hãy để GCD đồng hành cùng các bạn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ