Hoàng Thúc Hào là ai? Nhà cộng đồng Hoàng Thúc Hào là gì? Hãy cùng Học viện GCD tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé!
1. Đôi nét về tiểu sử của ông Hoàng Thúc Hào.
Hoàng Thúc Hào sinh năm 1971, là Phó Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam. Ông cũng là thành viên quan trọng của Hội đồng Kiến trúc Xanh Việt Nam. Và là Giảng viên Kiến trúc Dân dụng thuộc Khoa Kiến trúc và Quy hoạch trường Đại học Xây dựng Hà Nội.
Theo học tại Khoa Kiến trúc – Quy hoạch, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội và tốt nghiệp kỹ sư năm 1992.
“Học, học nữa, học mãi”- Sau nhiều năm làm việc ở nhiều vị trí, ông trở lại giảng đường theo học tại Đại học Bách khoa Turin. Và tốt nghiệp với thành tích cao vào năm 2002.
Và có thể bạn chưa biết, ông chính là kiến trúc sư người Việt Nam đầu tiên thắng Giải SIA-GETZ. Đây là giải thưởng danh giá cho các kiến trúc sư nổi bật tại Châu Á vào năm 2016.
Chưa dừng ở đó, ông Hào còn là người Việt Nam đầu tiên được trao 02 giải thưởng lớn của Hội Kiến trúc sư Quốc tế (UIA). Lần lượt là The Vassilis Sgoutas Prize for Implemented Architecture Serving the Impoverished. Và The Robert Matthew Prize for Sustainable and Humane Environments vafp năm 2023.
2. Hoàng Thúc Hào – Người mang mái ấm đến những vùng xa xôi cho những đồng bào dân tộc thiểu số.
Không chỉ nổi tiếng bởi tài năng với những bằng khen, giải thưởng lớn cả trong nước và quốc tế. Ông Hoàng Thúc Hào còn được ca ngợi là người kiến trúc sư có cái nhìn nhân văn và đậm tính nhân đạo.
Ông có công lớn góp phần mang những mái ấm tình thương trao tặng các đồng bào miền núi, những vùng khó khăn. Tham gia thiết kế nhiều công trình công cộng, cộng đồng có ý nghĩa như các trường học,…
Ông từng chia sẻ bản thân có sự liên kết và quan tâm mật thiết đến những khu vực nông thôn, khó khăn. Với ông “Kiến trúc là hạnh phúc”, bản thiết kế chỉ thật sự thành công khi nó kiến tạo không gian tổ ấm thật sự. Khi mà nó có khả năng mang đến công bằng, niềm vui và hạnh phúc cho mỗi cá thể.
Những kiến trúc do ông tham gia không chỉ hướng đến sự bền vững từ kết cấu đến chất liệu. Mà còn chú trọng đến giá trị sử dụng, cũng như mang đậm nét văn hóa, lịch sử dân tộc ta.
Những “đứa con” chủ yếu là những dự án cộng đồng thiết thực và nhân văn. Như làng nông thôn mới, nhà cộng đồng, nhà công nhân, trường học cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn,…
3. KTS Hoàng Thúc Hào và Không gian văn hóa đảo Cồn Bắp, Hội An nổi tiếng thế giới.
Là một trong những kiến trúc sư nổi tiếng tại Việt Nam và được vinh danh ở nhiều diễn đàn Quốc tế. Ông là cha đẻ của nhiều bản vẽ công trình xây dựng độc đáo tại Việt Nam. Một trong những “đứa con” nổi bật nhất của ông đó chính là Không gian văn hóa đảo Cồn Bắp.
Công trình này cách phố cổ Hội An 800m, với khuôn viên rộng lên đến 11.000m2, gồm 3 tầng. Gồm không gian văn hóa Trịnh Công Sơn, trưng bày nhật ký và hàng trăm các ghi chép của cố nhạc sỹ,… Ngoài ra còn có không gian gốm Chu Đậu, không gian nhạc cụ của 54 dân tộc Việt Nam,…
Ông chia sẻ, chính bài hát Nối vòng tay lớn của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã trở thành cảm hứng thiết kế cho ông. Và những hình tượng rất dân dã và đồng quê Việt như tà áo dài, chiếc nón lá, rượng nương,…
Trăn trở nhất của ông khi vẽ nên bản thiết kế không gian văn hóa này là làm thế nào để chu toàn cái hiện đại và truyền thống. Làm sao để vừa giữ gìn và phát huy truyền thống, giá trị văn hóa, kiến trúc, lịch sử. Mà vẫn thổi được làn gió thời đại, để đa dạng và thu hút trong từng chi tiết của thiết kế.
“Kiến trúc hạnh phúc và người sử dụng hạnh phúc là khi những công trình tồn tại bền vững và tiếp biến văn hóa bản địa. Không gian văn hóa đảo Cồn Bắp là một công trình như vậy và khi đi vào hoạt động sẽ trở thành nơi giao thoa, làm phong phú đời sống văn hóa của di sản Hội An” – Kiến trúc sư Hoàng Thúc Hào chia sẻ.
4. Một số công trình nổi bật có tên Hoàng Thúc Hào.
Hoàng Thúc Hào là một kiến trúc sư nổi tiếng góp công lớn mang “tổ ấm” đến những đồng bào xa xôi. Với những công trình mang đến ý nghĩa to lớn, đóng góp cho sự phát triển kinh tế – xã hội Việt Nam. Điển hình như:
- Những dự án công trình Nhà cộng đồng: Suối Rè (Hòa Bình), Tả Phìn (Sa Pa, Lào Cai), Chiềng Yên (Sơn La), Cẩm Thanh (Hội An),…
- Dự án trường học cho các em ở vùng cao. Điển hình như Trường Tiểu học Lũng Luông (Thái Nguyên), Mầm non và tiểu học Dạ Hợp,…
- Hệ thống sân chơi cho trẻ em.
- Trung tâm tinh hoa làng nghề và Bảo tàng gốm Bát Tràng.
- Trung tâm cộng đồng đa năng, Lam Sơn, Thanh Hóa
- Trung tâm văn hóa Hội An và Bảo tàng Trịnh Công Sơn
- Một số công trình có tính nhân văn cao. Như Hệ thống vườn ươm rau làm bằng vật liệu tái chế – Nhà vỏ chai, Chương trình Nhà ở cho Vùng ngập lụt, Trung tâm Hạnh phúc Bhutan,…
- Các công trình cơ quan nhà nước, công trình công cộng. Điển hình là Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc, Viện toán cao cấp (Hà Nội), Viện nghiên cứu và thí nghiệm trọng điểm ĐHQG,…
- Các điểm trường vùng cao khác: Trường Mầm non Nà Khoang, Trường Thâm Luông, trường Đao, trường Lũng Luông,…
5. Những giải thưởng cho vị kiến trúc sư tài ba Thúc Hào.
Là một trong những Kiến trúc sư Việt Nam đạt được nhiều giải thưởng và khen tặng nhất. Gồm cả các giải thưởng trong nước và cả các giải thưởng lớn của quốc tế. Phải kể như:
- Giải thưởng cuộc thi thiết kế Nhà Quốc hội Việt Nam.
- Giải Nhất cuộc thi “Vì Hà Nội hôm nay và ngày mai”
- Giải thưởng Hội KTS Quốc tế UIA – PARIS khi mới 25 tuổi.
- Giải Vàng Kiến trúc xanh Việt Nam.
- Giải Nhất DAAD, CHLB Đức cũng vào năm 25 tuổi.
- Giải Nhất của Hội liên hiệp Văn học và Nghệ thuật Việt Nam.
- Giải Nhất Liên hoan Kiến trúc thế giới (WAF) Hạng mục Cộng đồng [7] 2015
- Giải thưởng cao nhất cuộc thi QHKT Khu lưu niệm Chủ Tịch Hồ Chí Minh, Nam Đàn, Nghệ An.
Lời kết.
GCD vừa chia sẻ về vị kiến trúc sư tài ba, người mang “mái ấm” đến những vùng xa khó khăn. Hy vọng bài viết này thú vị và mang đến bạn những thông tin hữu ích nhất.
Mọi thắc mắc cũng như mong muốn tìm hiểu thêm về các khóa học. Bạn đừng ngần ngại nhắn về GCD qua Hotline, email, sẽ có nhân viên tư vấn miễn phí, tận tình.
Mong muốn sẻ chia và truyền lửa nghề, hãy để GCD đồng hành cùng các bạn!