facebook zalo

GCD ACADEMY

Số Hóa Tri Thức, Kết Nối Tương Lai

Tư Vấn Giám Sát | 5 Nhiệm Vụ Chính Của Tư Vấn Giám Sát Công Trình Xây Dựng

anh bia

Tư vấn giám sát là gì? Chứng chỉ năng lực tư vấn giám sát là gì? Làm tư vấn giám sát khó không? Tất cả những câu hỏi trên sẽ được giải đáp ngay trong bài viết này!

Một trong trình xây dựng an toàn và thành công được cấu thành từ rất nhiều yếu tố. Thiết kế, vật liệu, môi trường, quy trình,… và quan trọng nhất là yếu tố con người.

Để công trình hoạt động tốt, đảm bảo chất lượng, tiến độ, an toàn thì không thể thiếu “bóng dáng” người Tư vấn giám sát. Có thể xem đây như một quản gia tận tụy và đắc lực cho “gia đình” của bạn.

Hãy cùng GCD tìm hiểu sâu hơn về công việc và những yêu cầu, kỹ năng cầu có của tư vấn giám sát công trình nhé!

1. Tư vấn giám sát là gì?

Tư vấn giám sát là cụm từ mô tả công việc giám sát quá trình thi công xây dựng công trình. Quy trình giám sát chi tiết sẽ khác nhau theo từng nội dung ký kết và chủ đầu tư mỗi công trình.

Cụ thể, tư vấn giám sát gồm có những hoạt động sau:

  • Theo dõi và nghiệm thu xác nhận công trình thi công có đúng bản vẽ không.
  • Đảm bảo thi công theo đúng quy trình, quy chuẩn và tiêu chuẩn xây dựng.
  • Kiểm tra và giám sát các biện pháp thi công của nhà thầu xây dựng.
  • Ghi chép nhật ký giám sát hoặc biên bản kiểm tra theo quy định. 
  • Từ chối nghiệm thu khi công trình không đạt yêu cầu chất lượng.
  • Giám sát và yêu cầu nhà thầu thực hiện đúng theo trình tự hợp đồng.
  • Đề xuất với Chủ đầu tư những vấn đề phát sinh hoặc điểm bất hợp lý về thiết kế để kịp thời sửa đổi.
  • Quản lý và đảm bảo cung cấp đúng đủ nguyên vật liệu.
  • Theo dõi và kiểm tra mức độ ảnh hưởng của công trình với môi trường.
  • Lập những phương án dự phòng các rủi ro, vấn đề phát sinh.

5-nhiem-vu-chinh-cua-tu-van-giam-sat-1

2. Nhiệm vụ của tư vấn giám sát công trình xây dựng

2.1. Giám sát chất lượng công trình

Đây là nhiệm vụ quan trọng và xuyên suốt cả quá trình từ thiết kế đến khi bàn giao. Tư vấn giám sát có nhiệm vụ bảo đảm các hạng mục công trình được thi công đúng kỹ thuật và đúng với bản vẽ thiết kế.

2.2. Giám sát tiến độ

Tiếp nối chất lượng, tiến độ là yếu tố cần giám sát xuyên suốt từng giai đoạn nhỏ. Nhằm bảo đảm thực hiện theo đúng tiến độ đề ra ban đầu theo từng hạng mục, giai đoạn nhỏ, cũng như tiến độ cam kết với nhà đầu tư.

2.3. Giám sát khối lượng, giá thành nguyên vật liệu

Lập kế hoạch thống kê và theo dõi số lượng, khối lượng nguyên vật liệu đầu vào, đầu ra. Đảm bảo đáp ứng đầy đủ các vật tư, vật liệu theo đúng tiến độ công trình.

2.4. Giám sát an toàn lao động

An toàn là yếu tố đề cao hàng đầu trong xây dựng, gồm an toàn cả nhân lực và người xung quanh. Tư vấn giám sát có nhiệm bảo đảm đơn vị thi công có trang bị đầy đủ trang thiết bị cần thiết. Gồm những dụng cụ, thiết bị, đồng phục theo đúng tiêu chuẩn an toàn lao động. Cũng như có các biện pháp ứng phó với các rủi ro trong lao động tại công trình.

2.5. Giám sát vệ sinh môi trường

Người tư vấn giám sát có nhiệm vụ bảo đảm các vấn đề vệ sinh môi trường. Quản lý và giám sát nhằm hạn chế ảnh hưởng đến những khu vực xung quanh về không khí, nguồn nước,…

Bảo đảm các vấn đề về vệ sinh môi trường để hạn chế tối đa ảnh hưởng đến những khu vực lân cận công trình trong suốt quá trình thi công.

5-nhiem-vu-chinh-cua-tu-van-giam-sat-2

3. Những yêu cầu của tư vấn giám sát công trình xây dựng

Tư vấn giám sát dự án xây dựng là một trong những công việc quan trọng quyết định sự thành công của dự án. Vì thế, tính chất công việc đòi hỏi những yêu cầu bắt buộc cụ thể như sau:

  • Chứng chỉ hành nghề tư vấn giám sát đối với lĩnh vực xây dựng.
  • Đã từng tham giá các khóa bồi dưỡng giám sát thi công công trình nâng cao.
  • Kinh nghiệm làm việc ở vị trí tương đương ít nhất từ 5 năm đến 7 năm. 
  • Khả năng đọc được bản vẽ thiết kế thành thạo, chuẩn sát.
  • Sử dụng thành thạo các phần mềm hỗ trợ liên quan cho việc giám sát.
  • Có khả năng quản trị rủi ro và ứng biến, giải quyết tốt các tình huống bất chợt, phát sinh.
  • Tinh thần trách nhiệm cao, trung thực, chịu được áp lực công việc.
  • Hiểu rõ và nắm vững các văn bản, quy phạm pháp luật về quản lý đầu tư và xây dựng cơ bản của Nhà nước.
  • Có chuyên môn về công tác xây lắp, tiêu chuẩn kỹ thuật, hệ thống giám sát đúng chuẩn.

5-nhiem-vu-chinh-cua-tu-van-giam-sat-3

4. FQA – Những câu hỏi xoay quanh công việc tư vấn giám sát

4.1. Tư vấn giám sát tiếng Anh là gì?

Tư vấn giám sát tiếng Anh là Supervision consultancy.

4.2. Chứng chỉ năng lực tư vấn giám sát là gì?

Đây là văn bản đánh giá năng lực tư vấn giám sát công trình xây dựng của đơn vị xây dựng. Chứng chỉ được cấp và quản lý bởi Bộ Xây Dựng Việt Nam. 

Là loại giấy tờ bắt buộc đối với các đơn vị, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực tư vấn giám sát các công trình từ cấp IV trở lên.

5-nhiem-vu-chinh-cua-tu-van-giam-sat-4

4.3. Tư vấn giám sát cần có những kỹ năng gì?

Không chỉ yêu cầu các kiến chức chuyên môn về lĩnh vực. Tư vấn giám sát còn cần đáp ứng các kỹ năng mềm bổ trợ công việc như:

  • Kỹ năng giao tiếp và kết nối.
  • Kỹ năng lên kế hoạch và quản lý thời gian.
  • Kỹ năng lãnh đạo và nắm bắt tâm lý, phân tích tình huống.
  • Kỹ năng quản trị rủi ro hiệu quả.

 Lời kết

GCD vừa chia sẻ đến bạn những thông tin về công việc tư vấn giám sát công trình. Hy vọng những thông tin này hữu ích và thú vị với bạn.

Mọi thắc mắc cũng như mong muốn tìm hiểu thêm về các khóa học. Bạn đừng ngần ngại nhắn về GCD qua Hotline, email, sẽ có nhân viên tư vấn miễn phí, tận tình.

Mong muốn sẻ chia và truyền lửa nghề, hãy để GCD đồng hành cùng các bạn!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ