Trách nhiệm tư vấn giám sát gồm những gì? Trách nhiệm của tư vấn giám sát trưởng? Quyền và nghĩa vụ của tư vấn giám sát và của chủ đầu tư? Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc ấy.
Tư vấn giám sát là công việc quan trọng, ảnh hưởng lớn đến độ an toàn và sự thành công của công trình. Nhà thầu tư vấn, tư vấn giám sát trưởng và tư vấn giám sát viên cần đáp ứng đúng quyền và trách nhiệm. Tất cả nhằm đảm bảo quá trình xây dựng diễn ra suôn sẻ. Tránh những thiệt hại, nguy hiểm và những tranh chấp bồi thường về sau.
Vậy trách nhiệm của nhà thầu tư vấn giám sát và chủ đầu tư gồm những gì? Cùng GCD tìm hiểu ngay qua bài viết này nhé!
1. Tư vấn giám sát thi công công trình là gì?
Tư vấn giám sát thi công công trình là hoạt động kiểm tra, giám sát xuyên suốt quá trình thi công. Cũng như đề xuất, kiến nghị các phương án tối ưu, biện pháp giải quyết những vấn đề phát sinh. Việc giám sát được phân công thực hiện rõ ràng, theo hệ thống nhất quán.
Nhằm đảm bảo cho quá trình thi công diễn ra suôn sẻ và an toàn. Đảm bảo về mặt chất lượng, tiến độ, vệ sinh môi trường và an toàn sử dụng. Dịch vụ tư vấn giám sát sẽ đảm đương những nhiệm vụ đó. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về trách nhiệm tư vấn giám sát nhé!
2. Quyền và trách nhiệm của nhà thầu tư vấn giám sát
2.1. Quyền của nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình
Để thực hiện tốt trách nhiệm tư vấn giám sát, nhà thầu sẽ có được những quyền hạng phân bổ sau:
- Tham gia hoạt động nghiệm thu, xác nhận hạng mục, công trình đã hoàn thành.
- Yêu cầu chủ đầu tư công trình thực hiện đúng thiết kế được phê duyệt khi thỏa thuận hợp đồng.
- Yêu cầu chủ đầu tư và bộ phận thi công thực thi đúng như những quy định đã ký kết trong hợp đồng.
- Bảo lưu ý kiến và giữ quan điểm đối với công việc giám sát do mình đảm nhận khi đúng quy định pháp luật.
- Được quyền yêu cầu tạm dừng thi công trong trường hợp phát hiện công trình có vấn đề kém an toàn. Hoặc phát hiện chủ đầu tư và bộ phận xây dựng thi công sai thiết kế, quy định pháp luật.
- Từ chối yêu cầu bất hợp lý của các bên có liên quan.
- Tạm dừng có thời hạn đối với phần việc thi công không đảm bảo chất lượng. Hoặc khi nhận thấy những nguy cơ, sự cố có thể xảy ra nếu tiếp tục thi công.
- Có quyền từ chối với các yêu cầu phát sinh chưa thỏa thuận, hoặc yêu cầu bất hợp lý của chủ đầu tư.
- Các quyền khác theo quy định của hợp đồng đã ký kết và quy định của pháp luật.
2.2. Trách nhiệm của nhà thầu tư vấn giám sát công trình
- Thực hiện giám sát theo đúng quy định hợp đồng.
- Không nghiệm thu trong trường hợp khối lượng, chất lượng không đảm bảo.
- Không nghiệm thu nếu thi công không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và bản vẽ thiết kế.
- Từ chối nghiệm thu khi công trình không đạt yêu cầu.
- Đề xuất và kiến nghi với chủ đầu tư những điểm bất hợp lý hoặc vấn đề phát sinh.
- Giám sát việc thực hiện các quy định về an toàn, bảo vệ môi trường;
- Chịu hoàn toàn trách nhiệm và bồi thường thiệt hại khi sai lệch kết quả giám sát.
- Bồi thường thiệt hại phát hiện sai sót, rủi ro mà không báo cáo với chủ đầu tư hoặc người có thẩm quyền để kịp thời xử lý.
- Các nghĩa vụ và trách nhiệm khác theo quy định của hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan.
3. Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư trong việc tư vấn giám sát thi công công trình
3.1. Quyền của chủ đầu tư
Quyền hạn cụ thể của chủ đầu tư trong việc giám sát thi công công trình xây dựng được quy định tại tại khoản 1 điều 121, Luật xây dựng năm 2014. Bao gồm:
- Có thể tự thực hiện giám sát thi công công trình xây dựng của mình. Trong trường hợp chủ đầu tư đủ năng lực hành vi dân sự và có đủ các chứng chỉ, điều kiện năng lực tư vấn giám sát công trình xây dựng.
- Đàm phán, ký kết hợp đồng giám sát thi công công trình xây dựng với bên dịch vụ tư vấn giám sát.
- Giám sát, kiểm tra trong suốt quá trình thi công và các hoạt động của bên tư vấn giám sát.
- Yêu cầu nhà thầu thi công và nhà thầu tư vấn giám sát thực hiện đúng các quy định đã ký kết trong hợp đồng.
- Yêu cầu nhà thầu tư vấn giám sát và các cá nhân liên quan thực hiện đúng quy định pháp luật.
- Được phép thay đổi hoặc yêu cầu bên tư vấn thay đổi người giám sát. Nếu phát hiện giám sát viên không có đủ năng lực và chứng chỉ tư vấn giám sát công trình. Cũng như khi người giám sát không thực hiện đúng trách nhiệm, quyền hạn.
- Được phép đơn phương chấm dứt hoặc đình chỉ hợp đồng giám sát thi công. Nếu phát hiện nhà thầu tư vấn giám sát thực hiện sai hợp đồng gây hiện hại. Hoặc phát hiện bên nhà thầu giám sát thực hiện các hoạt động vi phạm pháp luật.
- Các quyền hạn khác trong quy định của hợp đồng và quy định của pháp luật liên quan.
3.2. Nghĩa vụ của chủ đầu tư
Nghĩa vụ của chủ đầu tư trong việc tư vấn giám sát thi công công trình xây dựng được quy định cụ thể tại điều 121 cụ thể khoản 2 Luật xây dựng năm 2014. Gồm:
- Trường hợp chủ đầu tư không tự giám sát công trình xây dựng thì bắt buộc phải ký kết với bên tư vấn giám sát chuyên nghiệp. Phải lựa chọn đơn vị tư vấn giám sát đủ điều kiện năng lực phù hợp với cấp độ, loại công trình xây dựng.
- Thông báo các bên liên quan về quyền hạn và trách nhiệm của nhà thầu tư vấn giám sát.
- Trao đổi, phê duyệt những đề xuất của bên tư vấn giám sát nếu đề xuất đúng quy định hợp đồng và đúng pháp luật.
- Cùng đơn vị tư vấn giám sát giải quyết các vấn đề phát sinh.
- Chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu chủ đầu tư tiến hành thi công sai hợp đồng. Hoặc tiến hành các hành vi xây dựng vi phạm pháp luật hiện hành.
- Lưu lại các kết quả giám sát thi công công trình xây dựng trong từng công đoạn.
- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo hợp đồng và quy đúng quy định pháp luật liên quan.
4. Trách nhiệm của giám sát trưởng công trình xây dựng
Theo Điểm b Khoản 1 Điều 1 Thông tư 04/2019/TT-BXD (Có hiệu lực ngày 01/10/2019). Có quy định trách nhiệm của giám sát trưởng công trình xây dựng cụ thể như sau:
- Tổ chức quản lý, điều hành toàn diện công tác giám sát thi công xây dựng theo quy định pháp luật.
- Phân công công việc và trách nhiệm cụ thể cho mỗi cá nhân và đội nhóm thi công.
- Kiểm tra, giám sát và đôn đốc việc thực hiện giám sát thi công xây dựng của các giám sát viên.
- Kiểm tra, rà soát và ký biên bản nghiệm thu các giai đoạn công trình và các bản vẽ hoàn công.
- Tham gia nghiệm thu và ký biên bản nghiệm thu hoàn thành giai đoạn xây dựng (nếu có),
- Được phép từ chối nghiệm thu khi chất lượng hạng mục công trình, công trình xây dựng không đáp ứng yêu cầu. Cả về thiết kế, quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng cho công trình. Cũng như khi việc xây dựng không tuân thủ quy hoạch xây dựng, giấy phép xây dựng. Và trong trường hợp nhà thầu không tuân thủ các quy định trong hợp đồng xây dựng.
- Từ chối nghiệm thu giám sát trưởng có trách nhiệt báo cáo bằng văn bản lý do nghiệm thu.
- Chịu trách nhiệm trước tổ chức giám sát thi công xây dựng công trình và trước pháp luật về các công việc do mình thực hiện.
- Phối hợp với các bên liên quan giải quyết những rủi ro, vấn đề phát sinh trong quá trình thi công.
- Kiểm tra, giám sát và phê bình nếu giám sát viên có sai sót.
- Được quyền không phê duyệt ý kiến, kết quả báo cáo nếu giám sát viên không tuân thủ giấy phép xây dựng và quy định hợp đồng, pháp luật.
- Đề xuất với chủ đầu tư bằng văn bản về việc tạm dừng thi công khi phát hiện dấu hiệu không đảm bảo an toàn lao động. Hay phát hiện sai sót có thể dẫn đến hư hỏng một phần hoặc cả công trình. Hoặc nhận ra dấu hiệu rủi ro, kém an toàn của dự án.
- Đề xuất, kiến nghị phương án giải quyết với chủ đầu tư khi có vấn đề, rủi ro phát sinh.
Lời kết
GCD vừa chia sẻ về quyền và trách nhiệm tư vấn giám sát của các bên trong hợp đồng. Hy vọng bài viết mang đến bạn những thông tin hữu ích và thiết thực để thực thi tốt công trình.
Mọi thắc mắc cũng như mong muốn tìm hiểu thêm về các khóa học Xây dựng. Bạn đừng ngần ngại nhắn về GCD qua Hotline, email, sẽ có nhân viên tư vấn miễn phí, tận tình.
Mong muốn sẻ chia và truyền lửa nghề, hãy để GCD đồng hành cùng các bạn!