facebook zalo

GCD ACADEMY

Số Hóa Tri Thức, Kết Nối Tương Lai

Top 5 Rủi Ro Trong Quản Lý Dự Án Thường Gặp Và Cách Khắc Phục

rui-ro-trong-quan-ly-du-an

Rủi ro trong quản lý dự án là gì và có những rủi ro nào luôn rình rập? Làm sao để quản lý rủi ro dự án xây dựng tốt nhất? Nếu đây là những âu lo của bạn thì tuyệt đối đừng bỏ qua bài viết này nhé!

Rủi ro là một trong những “kẻ thù” nguy hiểm của mọi lĩnh vực trong đời sống. Trong quản lý dự án xây dựng, rủi ro là nhân tố gây ảnh hưởng đến chất lượng, tiến độ và cả sự sống còn của dự án.

Làm chủ được các rủi ro sẽ giúp bạn hoàn thành dự án đúng tiến độ, an toàn và tốt nhất. Cùng Học viện GCD tìm hiểu các loại rủi ro trong quản lý dự án. Cũng như cách quản lý và khắc phục những sự kiện bất ngờ này nhé!

1. Tìm hiểu về rủi ro và quản trị rủi ro trong xây dựng.

rui-ro-trong-quan-ly-du-an-1
Rủi ro là các sự kiện thường mang tính tiêu cực và không thể đoán trước được.

1.1. Rủi ro là gì?

Rủi ro được định nghĩa là các sự kiện tiêu cực và không thể đoán trước được. Cả về thời gian xảy ra, vị trí, bối cảnh, xác xuất chính xác và diễn biến tình hình của sự việc đó.

Nói đơn giản hơn, rủi ro là những sự việc xảy ra một cách bất ngờ và khó kiểm soát. Trong xây dựng, khi rủi ro xảy đến có thể ảnh hưởng đến tiến độ, độ an toàn và tính khả thi của dự án.

1.2. Quản trị rủi ro trong quản lý dự án là gì?

Quản trị rủi ro là một trong những công việc quan trọng không chỉ trong ngành nghề xây dựng. Cụ thể, quản lý rủi ro trong quản lý dự án tập hợp nhiều quy trình. Bao gồm quy trình nhận diện, phân tích và đánh giá; quản lý, kiểm soát và đưa ra phương pháp ứng phó.

Quản trị tốt các rủi do dự án xây dựng sẽ tránh các tình huống xấu và tác động tiêu cực đến dự án. Cũng như giữ cho đội ngũ luôn trong tình trạng chủ động với các phương án ứng phó rủi ro.

2. Các rủi ro trong quản lý dự án thường gặp nhất.

rui-ro-trong-quan-ly-du-an-2
Quản trị tốt các rủi do dự án xây dựng sẽ tánh được các tình huống xấu.

2.1. Rủi ro từ nội bộ nhân sự.

“Môi hở răng lạnh”, nội bộ nhân sự lục đục hoặc phát sinh các vấn đề tiêu cực,… Đây là mấu chốt dễ dẫn đến sự kém an toàn và ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng công việc.

Như khi đội ngũ kỹ sư mâu thuẫn với đội ngũ thợ xây, các phòng ban chia rẽ,… Thậm chí là rủi ro đến từ sự thiếu tương tác và thấu hiểu giữa lãnh đạo và nhân viên,… Hay những rủi ro về thiếu nhân công, nhân công xin nghỉ khi chưa hoàn tất công trình,…

2.2. Rủi ro trong quy trình hoạch định và quản lý dự án.

Khi quy trình sai sẽ dẫn đến mọi hoạt động đều trở nên sai sót và vô nghĩa. Để hoàn thành một dự án xây dựng cần sự hợp tác từng nhiều phòng ban, đội ngũ. 

Các hoạt động của các đội nhóm này phải nhịp nhàng và chuẩn chỉnh theo từng giai đoạn. Vì chỉ cần sai sót ở một chi tiết nhỏ sẽ dẫn đến hậu quả “sai một li đi một dặm”.

2.3. Rủi ro từ đối tác, khách hàng.

Đây là một trong những rủi ro măng tính “nguy hiểm” cao đối với các dự án xây dựng. Như khi khách hàng, đối tác cố ý không tuân theo các quy định và điều khoản đã ký kết.

 Hoặc đối tác, khách hàng bị liên quan đến các vấn đề pháp lý, pháp luật. Thậm chí, là rủi ro đến từ việc khách hàng, đối tác đứng trước nguy cơ phá sản,…

2.4. Rủi ro khách quan khác. 

Bao gồm các rủi ro về quy định Pháp luật, những điều khoản ban hành và sửa đổi. Cũng như điều kiện thời tiết, môi trường xung quanh, sự biến chuyển của tình hình kinh tế – xã hội,…

2.5. Các rủi ro không khả năng lường trước.

rui-ro-trong-quan-ly-du-an-3
Các rủi ro trong quản lý dự án thường gặp nhất

Có thể gọi đây là một trong những “thảm họa” đối với bất kỳ ngành nghề nào. Theo các nghiên cứu, các rủi ro này chiếm từ 5 – 10% trong các dự án công trình. 

Như việc mất trộm các vật tư xây dựng, thâm hụt ngân sách không rõ nguyên nhân,… Hoặc các rủi ro về tai nạn lao động đối với nhân lực hoặc những người xung quanh.

3. Cách khắc phục rủi ro trong quản lý dự án công trình xây dựng.

Như GCD đã chia sẻ phía trên, các rủi ro trong quản lý dự án tuy mang đến nhiều tác động tiêu cực. Song việc quản lý tốt rủi ro sẽ giúp hạn chế khả năng xảy ra của các sự kiện ấy. Cũng như có được những phương án, không rơi vào tình trạng bị động trước những sự việc bất ngờ.

rui-ro-trong-quan-ly-du-an-4
Cách khắc phục rủi ro trong quản lý dự án công trình xây dựng

Để làm được điều đó, đầu tiên bạn cần đánh giá và đưa ra các rủi ro có thể xảy đến. Cụ thể, tùy tính chất công trình, đội ngũ phải trả lời được các câu hỏi sau:

  • Những rủi ro có thể xảy đến gồm những sự kiện nào?
  • Rủi ro có thể xảy ra vào thời gian nào, giai đoạn nào?
  • Giai đoạn nào là dễ có nhiều rủi ro nhất? Tại sao?
  • Khả năng rủi ro có thể diễn ra là bao nhiêu phần trăm?
  • Tần suất rủi ro trong quản lý dự án ở mỗi giai đoạn công trình.
  • Rủi ro đó có thể mang đến những tác động nào? Bao gồm cả tiêu cực và tích cực.
  • Những nhân tố nào ảnh hưởng đến khả năng và chuyển biến của các rủi ro trong quản lý dự án?

Lời kết.

GCD vừa chia sẻ bài viết về TOP 5 rủi ro trong quản lý dự án dễ xảy đến nhất. Cũng như mang đến những gợi ích cách quản lý và khắc phục các rủi ro xây dựng. Hy vọng những thông tin này hữu ích và thú vị đối với bạn.

Mọi thắc mắc cũng như mong muốn tìm hiểu thêm về các khóa học. Bạn đừng ngần ngại nhắn về GCD qua Hotline, email, sẽ có nhân viên tư vấn miễn phí, tận tình.

Mong muốn sẻ chia và truyền lửa nghề, hãy để GCD đồng hành cùng các bạn!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ