Đề cương tư vấn giám sát là gì? Vì sao cần có đề cương tư vấn giám sát thi công cho mỗi dự án công trình. Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu tư vấn giám sát là gì?
Cùng Học viện GCD trả lời từng câu hỏi ấy qua bài viết này nhé!
1. Đề cương tư vấn giám sát thi công là gì?
Đề cương tư vấn giám sát là bộ hồ sơ được lập ra để theo dõi quy trình giám sát, công việc cụ thể của giám sát trong quá trình thi công. Đây cũng là cơ sở để nhà thầu giám sát kiểm tra và theo dõi các vấn đề liên quan đến dự án.
2. Những nội dung chính của đề cường tư vấn giám sát thi công xây dựng.
2.1. Cơ sở thực hiện công tác tư vấn, giám sát công trình xây dựng.
Công tác tư vấn giám sát công trình cần tuân thủ các quy định Nhà nước và quy định trong hợp đồng ký kết. Như:
- Luật Xây dựng hiện hành.
- Nghị định của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.
- Thông tư của Bộ Xây dựng về Quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.
- Các văn bản pháp luật và các quy định khác của Nhà nước có liên quan.
Và một số quy định thỏa thuận thường gặp giữa nhà thầu tư vấn giám sát và chủ đầu tư. Như tuân thủ thi công đúng hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công công trình đã được phê duyệt. Tuân thủ các phụ lục kèm theo hợp đồng thi công xây dựng và các tài liệu khác liên quan.
2.2. Quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan.
2.2.1. Quyền và nghĩa vụ của Chủ đầu tư:
- Đây là người quyết định cuối cùng về tất cả các vấn đề liên quan đến dự án.
- Làm việc trực tiếp với các thầu khác có liên quan theo hợp đồng
- Thay đổi hoặc yêu cầu BMCONSUL thay đổi người giám sát khi phát hiện vi phạm hợp đồng.
- Đình chỉ thực hiện hoặc chấm dứt hợp đồng với BMCONSUL nếu bên nhà thầu làm sai thỏa thuận.
- Tạm dừng hoặc đình chỉ thi công đối với nhà thầu thi công xây dựng khi kiểm tra thấy quy trình không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, an toàn và quy định pháp luật.
- Thông báo và tổ chức nghiệm thu các hạng mục và công trình khi hoàn thành.
- Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đã thỏa thuận và ký kết trong hợp đồng.
- Các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
2.2.2. Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu tư vấn giám sát BMCONSUL.
- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo ký kết trong hợp đồng (hoặc thoả thuận bằng văn bản) với Chủ đầu tư.
- Lập đề cương, quy trình tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình và thông qua Chủ đầu tư.
- Kiểm tra, nghiệm thu các hạng mục và công trình đã hoàn thành.
- Đảm bảo công trình thi công thực tế đúng như thiết kế, tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn.
- Từ chối nghiệm thu khối lượng không bảo đảm chất lượng, sai quy chuẩn.
- Thông báo những sai sót, rủi ro và đề xuất phương án giải quyết.
- Yêu cầu Nhà thầu thi công xây dựng thực hiện đúng hợp đồng thi công xây dựng ký với Chủ đầu tư.
- Bảo lưu các ý kiến của BMCONSUL đối với hạng mục giám sát do mình đảm nhận.
- Các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
2.2.3. Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu thi công.
- Thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo ký kết và thỏa thuận với chủ đầu tư.
- Chịu mọi trách nhiệm về chất lượng của vật tư, vật liệu, thiết bị và các sản phẩm xây dựng nhà thầu tự cung cấp.
- Chịu trách nhiệm về chất lượng và tiến độ thi công xây dựng,.
- Lập và trình chủ đầu tư phê duyệt biện pháp thi công, quy trình thi công.
- Lập kế hoạch quản lý chất lượng và biện pháp kiểm soát chất lượng, tiêu chuẩn thi công.
- Nghiệm thu trên cơ sở phù hợp hồ sơ thiết kế, chỉ dẫn kỹ thuật, năng lực nhà thầu và điều
- kiện thi công.
- Lập kế hoạch và quy trình kiểm tra, nghiệm thu theo từng giai đoạn.
- Phát hiện kịp thời các sai sót, rủi ro và đề xuất biện pháp sửa đổi.
- Các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của hợp đồng và quy định của pháp luật có liên
quan.
2.3. Những yêu cầu và hạng mục của công tác giám sát thi công xây dựng.
- Công tác giám sát phải được thực hiện thường xuyên, liên tục và có quy trình, kế hoạch.
- Công tác giám sát chất lượng từ khi khởi công đến hoàn tất.
- Giám sát an toàn lao động, vệ sinh môi trường theo quy định pháp luật.
- Giám sát và theo dõi tiến độ thi công xây dựng công trình theo hợp đồng đã được Chủ đầu tư phê duyệt.
- Công tác giám sát khối lượng theo hồ sơ thiết kế, khối lượng phát sinh và sửa đổi.
2.4. Những báo cáo bắt buộc và các cuộc họp các bên liên quan.
Một số báo cáo và tài liệu cần có trong quá trình giám sát tư vấn thi thông xây dựng.
- Biểu mẫu nghiệm thu theo biểu mẫu được chủ đầu tư phê duyệt.
- Mẫu biên bản hiện trường.
- Mẫu thư kỹ thuật.
- Báo cáo công tác giám sát chất lượng công trình xây dựng.
- Báo cáo công tác giám sát khối lượng.
- Báo cáo công tác giám sát tiến độ.
- Báo cáo rủi ro và những đề xuất khắc phục.
3. Quy trình giám sát theo đề cương tư vấn giám sát.
Quy trình giám sát thi công xây dựng cơ bản được chia thành 6 bước chính. Bao gồm:
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ và tư vấn khách hàng.
Bước 2: Phác thảo bản kế hoạch và lập đề cương tư vấn giám sát cụ thể.
Bước 3: Ký kết hợp đồng tư vấn giám sát công trình xây dựng.
Bước 4: Kiểm tra, theo dõi, giám sát quá trình thi công công trình.
Bước 5: Nghiệm thu và bàn giao công trình theo hợp đồng.
Bước 6: Bảo hành theo quy định trên hợp đồng tư vấn giám sát.
4. Lời kết.
GCD vừa chia sẻ bài viết về đề cương tư vấn giám sát thi công công trình xây dựng chi tiết. Hy vọng mang đến bạn những thông tin hữu ích và thú vị nhất.
Mọi thắc mắc cũng như mong muốn tìm hiểu thêm về các khóa học. Bạn đừng ngần ngại nhắn về GCD qua Hotline, email, sẽ có nhân viên tư vấn miễn phí, tận tình.
Mong muốn sẻ chia và truyền lửa nghề, hãy để GCD đồng hành cùng các bạn!