Chứng chỉ quản lý dự án xây dựng là gì? Điều kiện cấp chứng chỉ quản lý dự án? Các loại chứng chỉ quản lý dự án hiện nay tại Việt Nam? Thi chứng chỉ hành nghề quản lý dự án có khó không? Chứng chỉ hành nghề giám đốc quản lý dự án cần đáp ứng gì?
Có quá nhiều câu hỏi bũa vây bạn khi dấn thân vào ngành quản lý dự án? Vậy hãy cùng Học viện GCD giải đáp từng thắc mắc này nhé!
1. Tổng quát về chứng chỉ quản lý dự án xây dựng.
1.1. Chứng chỉ quản lý dự án xây dựng là gì?
Chứng chỉ quản lý dự án xây dựng là một bản quan trọng, đánh giá vắn tắt của Bộ Xây Dựng. Đây là loại giấy tờ khẳng định khả năng quản lý dự án theo các quy mô, điều kiện cụ thể.
Chứng chỉ này được cấp cho các cá nhân, cơ quan, tổ chức đủ điều kiện trong lĩnh vực. Là điều kiện cần để một cá nhân, doanh nghiệp đảm nhiệm vị trí cao nhất trong khâu quản lý dự án.
1.2. Có các loại chứng chỉ quản lý dự án xây dựng nào?
Theo pháp luật hiện hành, chứng chỉ quản lý dự án xây dựng được phân thành 3 loại chính. Mỗi chứng chỉ sẽ có các điều kiện, phạm vị hoạt đọng khác nhau.
Cá nhân đảm nhiệm Giám đốc quản lý dự án xây dựng phải có đầy đủ các chứng chỉ hành nghề phù hợp loại hình và quy mô của công trình. Cụ thể:
- Chứng chỉ quản lý dự án xây dựng Hạng I: Có thể đảm nhiệm vị trí Giám đốc quản lý dự án với tất cả các loại hình dự án được ghi trong chứng chỉ.
- Chứng chỉ quản lý dự án xây dựng Hạng II: Có thể đảm nhiệm vị trí Giám đốc quản lý dự án với các dự án nhóm B, nhóm C. Và phải tương ứng với loại dự án được ghi trong chứng chỉ hành nghề.
- Chứng chỉ quản lý dự án xây dựng Hạng III: Có thể đảm nhiệm vị trí Giám đốc quản lý dự án với các dự án nhóm C. Cũng như những dự án chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng. Và dĩ nhiên vẫn phải đảm bảo tương ứng với loại dự án trong chứng chỉ.
2. Đối tượng được phép đăng ký cấp chứng chỉ quản lý dự án xây dựng.
Tại Khoản 13 Điều 1 Nghị định 100/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung. Về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng, quy định:
- Cá nhân đảm nhận chức danh giám đốc quản lý dự án phải có chứng chỉ hành nghề quản lý dự án xây dựng. Chứng chỉ này phải phù hợp với loại hình và quy mô dự án theo quy định tại Điều này.
- Cá nhân trên 18 tuổi và có đủ năng lực hành vi dân sự.
- Cán bộ ban quản lý dự án.
- Cán bộ điều hành doanh nghiệp xây dựng.
- Cán bộ lam việc cho các chủ đầu tư.
3. Điều kiện để được cấp chứng chỉ năng lực hiện nay.
Như GCD đã chia sẻ phía trên, chứng chỉ hành nghề quản lý dự án xây dựng được phân thành 3 hạng. Bao gồm chứng chỉ quản lý dự án xây dựng Hạng I, Hạng II, Hạng III.
Để nhận được chứng chỉ năng lực quản lý xây dựng, bạn cần đáp ứng các điều kiện cụ thể. Cùng tìm hiểu ngay nhé!
3.1. Điều kiện chung cấp chứng chỉ năng lực chứng chỉ quản lý dự án xây dựng.
- Cá nhân phải có chứng chỉ hành nghề hoạt động lĩnh vực xây dựng.
- Là người trên 18 tuổi và có đủ năng lực hành vi dân sự.
- Trường hợp là người nước ngoài, người Việt định cư tại nước ngoài thì phải có giấy phép cư trú ở Việt Nam.
- Phải có năng lực chuyên môn, kinh nghiệm phù hợp nội dung trong chứng chỉ.
- Có kết quả thông qua kỳ thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề quản lý dự án.
3.2. Điều kiện cấp chứng chỉ quản lý dự án xây dựng Hạng I.
Cá nhân phải đạt trình độ đại học thuộc chuyên ngành xây dựng công trình, kiến trúc, kinh tế xây dựng. Hoặc các chuyên ngành kỹ thuật khác có liên quan đến nội dung chứng chỉ.
Kinh nghiệm quản lý dự án liên quan từ 07 năm trở lên.
Và phải thỏa 1 trong các điều kiện sau:
- Đã làm Giám đốc quản lý dự án của ít nhất 01 dự án từ nhóm A.
- Đã làm Giám đốc quản lý dự án của ít nhất 02 dự án từ nhóm B trở lên.
- Hoặc có một trong 3 loại chứng chỉ hành nghề sau: Thiết kế xây dựng hạng I, Giám sát thi công hạng I, Định giá xây dựng hạng I. Và đã tham gia quản lý dự án của ít nhất 01 dự án từ nhóm A. Hoặc 02 dự án từ nhóm B cùng loại trở lên.
3.3. Điều kiện cấp chứng chỉ quản lý dự án xây dựng Hạng II.
Điệu kiện về trình độ học vấn như chứng chỉ quản lý dự án xây dựng hạng I.
Thời gian kinh nghiệm quản lý dự án xây dựng từ 04 năm trở lên.
Và phải thỏa 1 trong các điều kiện sau:
- Đã làm Giám đốc quản lý dự án của ít nhất 01 dự án từ nhóm B.
- Đã làm Giám đốc quản lý dự án của ít nhất 02 dự án từ nhóm C cùng loại trở lên.
- Có một trong 3 loại chứng chỉ hành nghề kể trên chứng chỉ hạng I. Và đã tham gia quản lý dự án của ít nhất 01 dự án từ nhóm B. Hoặc 02 dự án từ nhóm C cùng loại trở lên.
- Có một trong 3 loại chứng chỉ hành nghề kể trên chứng chỉ hạng I. Và đã tham gia quản lý dự án của ít nhất 02 dự án từ nhóm C cùng loại trở lên.
3.4. Điều kiện cấp chứng chỉ quản lý dự án xây dựng Hạng III.
Đạt trình độ chuyên môn Đại học, cao đẳng,… thuộc một trong các chuyên ngành như trên.
Thời gian kinh nghiệm quản lý dự án xây dựng từ 02 năm trở lên đối với cá nhân có trình độ Đại học.
Thời gian kinh nghiệm quản lý dự án từ 03 năm trở lên đối với cá nhân có trình độ cao đẳng hoặc trung cấp.
Đã tham gia quản lý dự án của ít nhất 01 dự án từ nhóm C cùng loại trở lên.
4. Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ quản lý dự án xây dựng gồm những gì?
Để tiến hành thủ tục xin cấp chứng chỉ quản lý dự án xây dựng bạn cần chuẩn bị một số tài liệu cần thiết. Bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề theo mẫu quy định.
- 2 ảnh kích thước 4x6cm, nền trắng.
- Nếu bạn đề nghị nâng hạng chứng chỉ thì cần nộp kèm chứng chỉ hành nghề xây dựng đã có. Bao gồm các tệp tin chứa ảnh màu các văn bằng, chứng chỉ liên quan.
- Tệp tin chứa ảnh màu bản kê khai kinh nghiệm bản thân có xác nhận của cơ quan thẩm quyền.
- Văn bản xác nhận nếu bạn là thành viên của tổ chức xã hội nghề nghiệp.
- Biên bản quyết định phân công công việc của tổ chức hoặc cá nhân.
- Tệp tin có ảnh màu các hợp đồng làm việc xây dựng, quản lý dự án.
- Giấy tờ hợp pháp về cư trú hoặc giấy phép lao động do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp. Đây là giấy tờ bắt buộc đối với cá nhân là người nước ngoài.
- Kết quả sát hạch đạt yêu cầu.
5. FAQ – Những câu hỏi về việc xin cấp chứng chỉ quản lý dự án xây dựng hiện nay.
5.1. Thời hạn hiệu lực của chứng chỉ quản lý dự án xây dựng.
Các chứng chỉ quản lý dự án xây dựng hiện nay có hiệu lực trong 5 năm.
Tuy nhiên, cá nhân là người nước ngoài có thời gian quản lý dự án xây dựng chứng chỉ khác. Thời hạn chứng chỉ sẽ được ghi trong giấy phép lao động hoặc thẻ tạm trú. Được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền, nhưng thời hạn không quá 5 năm.
5.2. Vì sao phải có chứng chỉ quản lý dự án xây dựng công trình?
Chứng chỉ quản lý dự án xây dựng là một trong những giấy tờ quan trọng để quyết định bạn có thể đảm nhận quản lý công trình không.
Theo quy định của Pháp luật khoản 13 Điều 1 Nghị định 100/2018/NĐ-CP của Bộ Xây Dựng. Các cá nhân đảm nhận chức vụ giám đốc quản lý phải có chứng chỉ hành nghề quản lý dự án tương ứng.
5.3. Cơ quan thẩm quyền nào cấp chứng chỉ quản lý dự án xây dựng?
Hiện nay, chứng chỉ quản lý dự án xây dựng chỉ được cấp bởi các nhóm cơ quan sau.
- Cơ quan chuyên môn Xây dựng trực thuộc Bộ Xây dựng. Cơ quan này sẽ chịu trách nhiệm quản lý và cấp Chứng chỉ quản lý dự án xây dựng hạng I.
- Sở Xây dựng, là địa chỉ cấp chứng chỉ quản lý dự án xây dựng hạng II, hạng III.
- Tổ chức xã hội – nghề nghiệp được công nhận đủ điều kiện bởi cơ quan nhà nước. Nơi đây sẽ cấp chứng chỉ quản lý dự án xây dựng hạng II, hạng III cho thành viên tổ chức.
5.4. Lĩnh vực ứng dụng các chứng chỉ quản lý dự án xây dựng?
Bạn có bao giờ thắc mắc chứng chỉ quản lý dự án xây dựng có thể dùng ở những lĩnh vực nào? Cùng Học viện GCD tìm hiểu ngay nhé!
- Các dự án xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp.
- Các dự án hạ tầng giao thông.
- Các dự án hạ tầng kỹ thuật.
- Dự án xây dựng công trình phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Lời kết.
Học viện GCD vừa chia sẻ bài viết về chứng chỉ quản lý dự án xây dựng. Hy vọng giúp bạn biết thêm những thông tin thú vị và hữu ích.
Mọi thắc mắc cũng như mong muốn tìm hiểu thêm về các khóa học. Bạn đừng ngần ngại nhắn về GCD qua Hotline, email, sẽ có nhân viên tư vấn miễn phí, tận tình.
>> Khóa học đào tạo theo yêu cầu tại Học viện GCD.
Mong muốn sẻ chia và truyền lửa nghề, hãy để GCD đồng hành cùng các bạn!