facebook zalo

GCD ACADEMY

Số Hóa Tri Thức, Kết Nối Tương Lai

Dự Án Xây Dựng | Tổng Hợp Nội Dung Chính Của Dự Án Đầu Tư Xây Dựng

dự án xây dựng

Dự án xây dựng là gì? Nội dung dự án đầu tư xây dựng? Có những loại dự án đầu tư xây dựng nào? Thời gian thẩm định dự án đầu tư xây dựng? Tất cả câu lời sẽ được “gói gọn” trong bài viết này!

Mỗi công trình xây dựng trước khi tiến hành đều cần hoạch định và lên kế hoạch dự án. Dự án xây dựng như một bản vẽ ý tưởng, định hướng và theo dõi xuyên suốt quá trình thi công xây dựng. 

Mỗi công trình khác nhau sẽ có dự án đầu tư cụ thể và thời gian thẩm định khác nhau. Để biết thêm những thông tin về dự án đầu tư xây dựng theo quy định Pháp luật hiện hành. Hãy cùng GCD tìm hiểu qua bài viết này nhé!

1. Dự án xây dựng là gì?

Căn cứ theo Khoản 15 Điều 3 của Luật Xây dựng năm 2014, quy định:

Dự án đầu tư xây dựng công trình là tập hợp các đề xuất có liên quan đến chuỗi một số công việc. Bao gồm việc sử dụng nguồn vốn để thực hiện các hoạt động xây dựng công trình. Như xây dựng công trình mới, mở rộng hoặc sửa chữa, cải tạo những công trình xây dựng đã có.

du-an-xay-dung-1

Các hoạt động ấy nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ. Trong một thời hạn nhất định và với kinh phí, chi phí xác định cụ thể.

Ở giai đoạn chuẩn bị, dự án xây dựng được thể hiện qua lần lượt 3 báo cáo. Bao gồm:

  • Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi của đầu tư xây dựng.
  • Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng.
  • Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng.

2. Nội dung chính của dự án xây dựng.

Theo quy định của Luật Xây dựng, một dự án xây dựng thông thường gồm 2 phần chính. Gồm phần thuyết minh dự án đầu tư xây dựng và bản vẽ thiết kế cơ sở. Hai thành phần này đóng vai trò quan trọng để triển khai cho bản vẽ thiết kế kỹ thuật và bản vẽ thi công giai đoạn sau.

du-an-xay-dung-2

2.1. Nội dung cơ bản của phần thuyết minh dự án xây dựng.

  • Mục tiêu, nguyên nhân đầu tư, sự cần thiết của dự án.
  • Bảng phân tích, đánh giá nhu cầu thị trường về tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ.
  • Hình thức đầu tư và quy mô, diện tích của công trình cần xây dựng.
  • Địa điểm xây dựng và nhu cầu sử dụng đất…
  • Các hạng mục công trình cần thực thi.
  • Đề ra các phương án, giải pháp thực hiện, phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư,…
  • Mô tả đặc điểm tải trọng và các tác động đối với công trình.
  • Các biện pháp kỹ thuật, công nghệ cần ứng dụng trong quá trình thi công.
  • Đánh giá và phân tích môi trường xung quanh, thời tiết, điều kiện giao thông, tình hình xã hội,…
  • Đưa ra các biện pháp phòng chống cháy nổ, quy định về an toàn lao động cho nhân công và những người xung quanh.
  • Các yêu cầu về an ninh quốc phòng theo quy định Luật Xây dựng.
  • Tổng mức đầu tư dự án xây dựng, khả năng thu xếp, xoay vòng và hoàn trả vốn.
  • Phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội của dự án.

2.2. Nội dung bản vẽ thiết kế cơ sở.

Nội dung bản vẽ thiết kế cơ sở sẽ khác nhau tùy theo tính chất công trình, lĩnh vực thi công xây dựng. Gồm các bản vẽ sau:

  • Bản vẽ tổng mặt bằng, phương án tuyến công trình (áp dụng đối với công trình xây dựng theo tuyến).
  • Bản vẽ thể hiện phương án kiến trúc (cho công trình có yêu cầu về kiến trúc).
  • Sơ đồ công nghệ, áp dụng với công trình có liên quan đến công nghệ.
  • Bản vẽ thể hiện kết cấu chịu lực chính của công trình xây dựng. 
  • Bản vẽ hệ thống kỹ thuật và hệ thống hạ tầng kỹ thuật.

3. Có những loại dự án đầu tư xây dựng nào?

Bạn thắc mắc dự án đầu tư xây dựng có tất cả bao nhiêu loại và gồm những loại nào? Hãy cùng GCD tìm hiểu về phân loại dự án xây dựng ngay sau đây nhé!

du-an-xay-dung-3

Có rất nhiều loại dự án đầu tư xây dựng công trình khác nhau hiện nay. Theo mỗi tiêu chí phân loại sẽ có những nhóm công trình riêng biệt. 

Theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP – Nghị định quản lý dự án đầu tư xây dựng. Dự án đầu tư xây dựng được phân thành các nhóm nhỏ như sau:

3.1. Phân loại theo quy mô, tính chất và loại công trình chính của dự án:

  • Dự án quan trọng quốc gia.
  • Dự án đầu tư xây dựng công trình nhóm A.
  • Dự án đầu tư xây dựng công trình nhóm B.
  • Dự án đầu tư xây dựng công trình nhóm C.

3.2. Phân loại theo yêu cầu về Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng.

  • Dự án đầu tư công trình xây dựng sử dụng vào mục đích tôn giáo;
  • Dự án đầu tư công trình xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa và nâng cấp có tổng mức đầu tư từ dưới 15 tỷ đồng. Khoản chi phí này không bao gồm tiền sử dụng đất.

3.3. Phân loại dự án đầu tư xây dựng theo loại nguồn vốn sử dụng.

  • Dự án đầu tư xây dựng có vốn ngoài ngân sách.
  • Dự án đầu tư xây dựng có sử dụng nguồn vốn khác.
  • Dự án đầu tư xây dựng từ nguồn vốn từ ngân sách nhà nước.

3.4. Phân loại dự án đầu tư xây dựng công trình theo từng hạng mục.

  • Dự án đầu tư xây dựng chung cư và nhà xưởng cho thuê.
  • Dự án xây dựng nhà ở, khách sạn, nhà nghỉ, nhà cao tầng, văn phòng cho thuê.
  • Dự án đầu tư xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất, trung tâm thương mại.
  • Dự án xây dựng trường học, bệnh viện, nghĩa trang,…

4. FAQ – Những câu hỏi về dự án đầu tư xây dựng có thể bạn chưa biết.

4.1. Hồ sơ trình thẩm định dự án xây dựng bao gồm những gì?

Căn cứ khoản 1, 2, 3 Điều 18 Nghị định 40/2020/NĐ-CP quy định về thành phần hồ sơ thẩm định dự án đầu tư. Bao gồm: 

  • Tờ trình thẩm định dự án của chủ đầu tư, bao gồm: Sự cần thiết và mục tiêu đầu tư dự án. Nội dung chính của báo cáo nghiên cứu tính khả thi của dự án xây dựng. Kiến nghị từ cấp có thẩm quyền quyết định dự án đầu tư xây dựng công trình.
  • Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án hoặc báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng.
  • Báo cáo của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp tổng hợp ý kiến cộng đồng dân cư nơi thực hiện dự án (Đối với dự án đầu tư công).
  • Các tài liệu, văn bản khác có liên quan. Nhằm phục vụ cho việc thẩm định dự án đầu tư (nếu có).

4.2. Thời gian thẩm định dự án xây dựng.

Theo quy định tại Điều 59 Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi bởi khoản 16 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020. Thời gian thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, được tính từ ngày cơ quan, tổ chức thẩm định nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Và khác nhau tùy từng nhóm dự án, cụ thể:

  • Đối với dự án quan trọng quốc gia, thời gian thẩm định dự án được thực hiện thao quy định pháp luật về Luật Đầu tư công. Thông thường không quá 90 ngày làm việc.
  • Đối với dự án nhóm A, thời gian thẩm định dự án không quá 40 ngày làm việc.
  • Đối với dự án nhóm B thời gian thẩm định dự án không quá 30 ngày làm việc.
  • Đối với dự án nhóm C thời gian  thẩm định dự án  không quá 20 ngày làm việc.

Lời kết.

GCD vừa chia sẻ đến bạn những thông tin về dự án xây dựng công trình các loại.  Hy vọng những thông tin này hữu ích và giúp bạn hoạch ra dự án đúng đủ quy định Pháp luật.

Mọi thắc mắc cũng như mong muốn tìm hiểu thêm về các khóa học Xây dựng. Bạn đừng ngần ngại nhắn về GCD qua Hotline, email, sẽ có nhân viên tư vấn miễn phí, tận tình.

Mong muốn sẻ chia và truyền lửa nghề, hãy để GCD đồng hành cùng các bạn!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ