Xây dựng dân dụng là gì? Các công trình xây dựng dân dụng ở nước ta? Cơ hội việc làm của ngành xây dựng dân dụng? Tất cả thông tin hữu ích sẽ được “hội tụ” trong bài viết này.
Xây dựng là một trong những ngành kinh tế trọng điểm của đa phần quốc gia. Và là nhóm ngành lâu đời nhất, thể hiện qua những công trình “thế kỷ”. Nên có lẽ đây không còn là khái niệm xa lạ với mọi người.
Vậy còn khái niệm Xây dựng dân dụng là gì? Vì sao nói xây dựng dân dụng giúp tăng cường tiềm lực cho quốc gia? Cùng GCD tìm hiểu thêm về ngành nghề đã và vẫn đang “hot hit” này nhé!
1. Xây dựng dân dụng là gì?
Xây dựng dân dụng cùng với xây dựng công nghiệp là hai mảng chính của ngành xây dựng. Và cũng là nhóm xây ngành kỹ thuật lâu đời nhất của xây dựng.
Đây là một ngành kỹ thuật chuyên nghiệp với nhiệm vụ chính là thiết kế, thi công và bảo trì công trình dân dụng, công trình tư nhiên. Bao gồm:
- Công trình nhà ở dân dụng. Như nhà ở nông thôn truyền thống, biệt thự, nhà liền kề,…
- Các tòa nhà văn phòng, thương mại,…
- Công trình trường học, bệnh viện, bến xe, nhà ga,…
- Công trình kho bãi, công xưởng, khách sạn,…
- Hệ thống hạ tầng giao thông như đường bộ, cầu cống, đường hầm,…
Khi nhu cầu về nhà ở ngày càng tăng, xây dựng dân dụng mang “độ hot” của mình đi khắp nơi, góp mặt ở mọi cấp độ phạm vi. Từ nhà ở, công trình tư nhân, công cộng, nhà nước và cả liên kết quốc tế.
2. Các nhân tố quan trọng trong ngành xây dựng dân dụng là gì?
Ngành xây dựng dân dụng chịu sự chi phối của nhiều loại nhân tố khác nhau. Sự phối hợp chặt chẽ và có kế hoạch của các nhân tố này sẽ giúp hoạt động xây dựng diễn ra hiệu quả, an toàn. Các nhân tố ấy bao gồm:
- Kỹ sư tư vấn thiết kế
- Kỹ sư phụ trách thi công
- Kiến trúc sư
- Quản lý dự án
- Đơn vị thầu thi công
- Tư vấn giám sát thi công
3. Vai trò của xây dựng dân dụng đối với phát triển kinh tế – xã hội.
Xây dựng được mệnh xây là một trong những nhóm ngành “huyết mạch”. Là ngành kinh tế trọng điểm của mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ.
Xây dựng góp phần cải tạo nhu cầu và mức độ sống của dân cư. Chưa kể, xây dựng đóng góp to lớn vào nền kinh tế quốc gia. Cụ thể:
- Là biểu hiện cụ thể cho đường lối và định hướng phát triển của nền kinh tế quốc gia qua từng thời điểm.
- Tăng cường cơ sở vật chất hạ tầng cho nền kinh tế
- Tạo điều kiện phát triển cho các lĩnh vực, ngành kinh tế khác.
- Giúp tăng cường tiềm lực cho quốc gia.
- Xây dựng dân dụng giúp đem về nhiều nguồn đầu tư nước ngoài
- Tăng giá trị lợi nhuận cho nền kinh tế quốc dân.
- Thúc đẩy và tạo điều kiện phát triển nền kinh tế đất nước.
4. Phân cấp công trình xây dựng dân dụng hiện nay.
Theo quy định trong Luật Xây dựng hiện hành, công trình xây dựng dân dụng được phân thành các cấp sau:
- Công trình dân dụng cấp I: Công trình có tổng diện tích sàn trong khoảng từ 10.000m2 đến dưới 15.000m2. Hoặc có chiều cao từ 19 đến 20 tầng.
- Công trình dân dụng cấp II: Có tổng diện tích sàn trong khoảng từ 5000m2 đến dưới 10.000m2. Hoặc công trình xây dựng dân dụng có chiều cao từ 9 đến 19 tầng.
- Công trình dân dụng cấp III: Công trình có tổng diện tích sàn dao động từ 1000m2 đến dưới 5000 m2. Hoặc những công trình xây dựng dân dụng có độ cao trong khoảng 4 đến 8 tầng.
- Công trình dân dụng cấp IV: Công trình có tổng diện tích sàn dưới 1000m2. Hoặc công trình dân dụng có chiều cao dưới 3 tầng.
- Công trình dân dụng cấp đặc biệt: Có tổng diện tích sàn của nó lớn hơn 15.000m2. Hoặc chiều cao lớn hơn hoặc bằng 30 tầng.
5. FAQ – Những câu hỏi về Xây dựng Dân dụng.
5.1. Ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp học trường nào?
Một số trường đào tạo ngành Xây dựng dân dụng và công nghiệp bạn có thể tham khảo như:
- Đại học Giao thông vận tải.
- Đại học Xây dựng.
- Đại học Bách khoa.
- Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
- Đại học Kiến trúc.
- Đại học Thành Đô.
- Cao đẳng Công nghệ và Thương mại Hà Nội.
- Cao đẳng Xây dựng số 1.
5.2. Mã ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp.
4299 là mã ngành chung cho các nhóm chuyên ngành về xây dựng. Bao gồm Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác, Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, hạ tầng kỹ thuật, công trình điện có điện áp đến 110KV.
5.3. Ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp Tiếng Anh là gì?
Civil construction chính là thuật ngữ nói về ngành xây dựng dân dụng trong tiếng Anh.
5.4. Ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp học những gì?
Một số kiến thức bạn sẽ cần học và thực hành khi học ngành xây dựng dân dụng, như.
- Toán, hóa ứng dụng, vật lý kỹ thuật.
- Môn học về trắc địa, thủy lực, kết cấu công trình, sức bền vật liệu, kết cấu nhà cao tầng,…
- Các kỹ năng thiết kế, giám sát, tổ chức thi công,…
- Các đồ án môn học chuyên sâu.
- Các phần mềm bổ trợ: Autocad, Naviswork, Tekla,…
- Các kỹ năng mềm cần thiết khác.
5.5. Cơ hội việc làm của ngành xây dựng dân dụng cho các sinh viên mới ra trường.
Xây dựng dân dụng mang đến nhiều cơ hội công việc cho bạn tham khảo và lựa chọn phù hợp.
- Kỹ sư thi công.
- Kỹ sư giám sát thi công.
- Chỉ huy trưởng công trường
- Kỹ sư giám sát nội bộ.
- Kỹ sư quản lý chất lượng.
- Chuyên viên phát triển sản phẩm.
- Kỹ sư thiết kế.
- Quản lý chất lượng.
- Quản lý giám sát các dự án xây dựng,…
Và còn nhiều vị trí khác để bạn có thể khám phá bản thân và chinh phục ước mơ của mình. Hãy trang bị chắc kiến thức, vững kỹ năng, trau dồi kinh nghiệm, chắc chắn bạn sẽ có công việc ưng ý.
Lời kết.
GCD vừa chia sẻ bài viết về xây dựng dân dụng và những thông tin liên quan bổ ích. Hy vọng mang đến bạn một cái nhìn cụ thể hơn về nhóm ngành xây dựng này.
Mọi thắc mắc cũng như mong muốn tìm hiểu thêm về các khóa học. Bạn đừng ngần ngại nhắn về GCD qua Hotline, email, sẽ có nhân viên tư vấn miễn phí, tận tình.
Mong muốn sẻ chia và truyền lửa nghề, hãy để GCD đồng hành cùng các bạn!