facebook zalo

GCD ACADEMY

Số Hóa Tri Thức, Kết Nối Tương Lai

45 Thuật Ngữ Trong Xây Dựng Dân Dụng Hay Dùng Trong Xây Dựng

thuật ngữ trong xây dựng dân dụng thuat-ngu-trong-xay-dung-dan-dung

Thuật ngữ trong xây dựng dân dụng có thật sự quan trọng? Vì sao người kỹ sư cần nắm và hiểu các thuật ngữ chuyên ngành này? Hãy cùng Học viện GCD giải đáp qua bài viết này nhé!

1. Xây dựng dân dụng là gì? Thuật ngữ trong xây dựng dân dụng là gì?

Xây dựng dân dụng là một nhánh quan trọng của lĩnh vực Kỹ thuật Xây dựng. Bao gồm chuỗi các hoạt động liên quan đến việc bảo trì, thiết kế và cả quá trình xây dựng.

Thuật ngữ trong xây dựng dân dụng là cụm từ để chỉ các khái niệm chuyên môn ngành xây dựng dân dụng. Các sinh viên xây dựng, kỹ sư xây dựng dân dụng và những người trong nhóm ngành xây dựng cần nắm các thuật ngữ này để tiến hành công việc nhanh chóng, chính xác và an toàn hơn.

thuat-ngu-trong-xay-dung-dan-dung-1
Thuật ngữ trong xây dựng dân dụng là cụm từ để chỉ các khái niệm chuyên môn ngành xây dựng dân dụng.

2. Điểm danh 45 thuật ngữ trong xây dựng dân dụng các kỹ sư nên nắm rõ.

Cùng Học viện GCD điểm tên 45 thuật ngữ quan trọng trong lĩnh vực xây dựng dân dụng này nhé!

thuat-ngu-trong-xay-dung-dan-dung-2
Điểm danh 45 thuật ngữ trong xây dựng dân dụng các kỹ sư nên nắm rõ

2.1. Thuật ngữ trong xây dựng dân dụng về yếu tố con người.

  • Architect of Record – Kiến trúc sư chủ trì: Thuật ngữ chỉ kiến trúc sư hoặc công ty kiến trúc đứng tên trong giấy phép xây dựng.
  • Building Engineer – Kỹ sư xây dựng: Là người có chuyên môn kỹ thuật cao nhất và chịu trách nhiệm tại công trình.

2.2. Thuật ngữ trong xây dựng dân dụng về các chi tiết trong dự án xây dựng.

  • Batter (Walls) – Tường xây thoải chân: Chỉ các bức tường có phần chân tường nhỏ dần về phía đầu tường. 
  • Blocking (Construction) – Chêm: Chỉ việc dùng những mẩu gỗ ngắn hoặc gỗ dư thừa để gia cố kết cấu.
  • Box Crib – Giàn hộp trợ lực: Là kết cấu dạng hộp được dùng để hỗ trợ nâng đỡ các vật nặng.
  • Concrete Cover – Lớp bê tông bảo vệ cốt thép: Là lớp bê tông liên kết giữa mép ngoài bê tông đến mép ngoài gần nhất của cốt thép.
  • Cant Architectur hay tiếng Việt là thiết kế vát chéo. Đây là đường xiên hoặc bề mặt được cắt vát. Là chi tiết thường thấy ở mặt ngoài của các công trình có cạnh tường được cắt vát chéo.
  • Concrete Slab – Tấm bê tông đúc sẵn: Đây là thuật ngữ trong xây dựng dân dụng dùng để chỉ tấm bê tông được đúc sẵn. Thông thường có độ dày từ 10 đến 40 cm.
  • Encasement – Lớp phủ xây dựng: Là thuật ngữ trong xây dựng dân dụng chỉ lớp phủ bê tông và các lớp phủ chuyên dụng khác.
  • Falsework – Cốp pha: Chỉ phần kết cấu tạm thời dùng nâng đỡ cấu trúc đang được xây dựng hoặc sửa chữa.
  • Formwork – Khuôn bê tông: Như chính cái tên của nó, đây là khuôn để tạo ra các hình dạng khác nhau của khối bê tông.
  • Joint (building) – Khớp nối: Chỉ khớp nối giữa hai vật liệu xây dựng đượcc xếp hoặc chồng lên nhau dù không có liên kết vật lý.
  • Joist – Dầm: Là thuật ngữ trong xây dựng dân dụng chỉ hệ thống kết cấu xây dựng với nhiệm vụ nâng đỡ các kết cấu khác hoặc dầm nhỏ hơn.

2.3. Thuật ngữ trong xây dựng dân dụng về kỹ thuật.

  • Course (Architecture) – Kỹ thuật xây thành hàng: Là thuật ngữ mô tả việc xây dựng gạch, đá hoặc khối bê tông theo từng hàng, từng lớp. Tuỳ vào vật liệu xây dựng lại có những kỹ thuật và hình thức xây thành hàng riêng.
  • Cut and Fill – Cắt và lấp: Là thuật ngữ trong xây dựng dân dụng chỉ phương pháp dùng đất cát đào vét làm bờ kè,… Với mục đích tiết kiệm vật tư và vật liệu xây dựng, mà vẫn an toàn, kiên cố.
  • Cross Bracing – Giằng chéo: Trong xây dựng, đây là thuật ngữ chỉ hệ thống được dùng để gia tăng độ bền cho kết cấu.
  • Damp Proofing – Chống ẩm: Chỉ việc kiểm soát độ ẩm tại công trình, ngăn chặn và hạn chế tường, vách, trần bị ẩm ướt.
  • Design-build – Thống nhất thiết kế và thi công: Là công việc lên kế hoạch và liên kết nhịp nhàng giữa thiết kế và thi công. Nhằm đảm bảo tiến độ, chất lượng, độ an toàn và chắc chắn thi công đúng như thiết kế.
  • Lean Construction – Xây dựng tinh gọn: Là áp dụng nguyên lý, điều kiện thi công thực tiễn vào quá trình thiết kế để vận hành dự án nhanh chóng, hiệu quả hơn, giảm thiểu sự lãng phí vật liệu, thời gian và công sức.
  • Lift Slab Construction –  Kỹ thuật nâng phiến: Còn được gọi là phương pháp Youtz-Slick. Là kỹ thuật nâng những tấm bê tông đã đúc sẵn từ mặt đất lên vị trí cao hơn bằng kích thuỷ lực.
  • Underpinning – Gia cố nền móng: Là thuật ngữ trong xây dựng dân dụng chỉ việc gia tăng khả năng chịu lực của nền móng.
  • Virtual Design & Construction (VDC) – Thiết kế và xây dựng ảo.
  • Monocrete Construction – Xây dựng đơn khối: Thuật ngữ chỉ phương pháp ghép các tấm bê tông thành kết cấu bê tông hoàn chỉnh.

2.4. Các thuật ngữ trong xây dựng dân dụng khác.

  • All-in Rate – Tổng chi phí: Tổng các chi phí trực tiếp và gián tiếp phục vụ cho quá trình xây dựng.
  • Catastrophic Failure – Sự cố không thể phục hồi: Là thuật ngữ trong xây dựng dân dụng chỉ các sự cố nghiêm trọng và gần như không thể khắc phục. Các sự cố này thường sẽ ảnh hưởng đến giai đoạn sau, hoặc thậm chí là cả công trình.
  • Diagrid – Hệ thống lưới thanh không gian hay còn gọi là Hệ kết cấu Diagrid: Là thuật ngữ chỉ kết cấu gồm các dầm thép giao nhau theo đường chéo.
  • Topping Out – Lễ cất nóc: Là thuật ngữ trong xây dựng dân dụng cổ xưa, chỉ nghi lễ ở Bắc Âu. Khi tiến hành người thợ đại diện sẽ cắm một dầm gỗ trên đỉnh của công trình đánh dấu sự hoàn tất.
  • Soil Stockpile – Dự trữ đất: Chỉ việc dự trữ lại đất đào bới để dùng vào các mục đích và công đoạn khác.
  • Quantity Take-off – Dự toán xây dựng: Là công đoạn tính toán, dự trù kinh phí, vật tư, nhân lực và đảm bảo đáp ứng các giai đoạn sau.
  • Performance Gap – Khoảng cách hiệu suất: Là thuật ngữ trong ngành xây dựng chỉ kết quả không đúng như tiến độ dự tính.

3. Một số thuật ngữ thiết kế xây dựng công trình dân dụng khác.

3.1. Các thuật ngữ về chiều cao trong thiết kế xây dựng công trình dân dụng.

  • Chiều cao công trình: Đây là chiều cao được tính từ  mặt đất tới điểm cao nhất của công trình. Một số chi tiết kỹ thuật khác sẽ không được tính vào chiều cao công trình. Như karo K+, ăng ten, cột thu sét, bể nước, tấm năng lượng mặt trời,…
  • Chiều cao tầng: Là khoảng cách từ sàn tầng dưới đến sàn tầng phía trên.
  • Chiều cao thông thủy: Là khoảng cách từ mặt sàn hoàn thiện đến mặt dưới của kết cấu chịu lực.
thuat-ngu-trong-xay-dung-dan-dung-3
Các thuật ngữ về chiều cao trong thiết kế xây dựng công trình dân dụng

3.2. Thuật ngữ về tầng nhà.

  • Số tầng: Chỉ tất cả các tầng tính từ mặt đất (kể cả tầng kỹ thuật, tầng áp mái, mái tum) và tầng nửa hầm, không tính tầng hầm.
  • Tầng trên mặt đất: Là thuật ngữ chỉ tầng có cốt sàn cao hơn hoặc bằng cốt mặt đất theo quy hoạch được duyệt.
  • Tầng hầm: Để chỉ tầng có hơn một nửa chiều cao nằm dưới cốt mặt đất đặt.
  • Tầng nửa hầm: Thuật ngữ chỉ những tầng có một nửa chiều cao nằm ngang hoặc trên cốt mặt đất.
  • Tầng áp mái: Tầng áp mái chỉ những tầng nằm bên trong không gian của mái dốc.
  • Tầng kỹ thuật: Tầng kỹ thuật dùng để chỉ tầng bố trí các thiết bị kỹ thuật. Đây có thể là tầng hầm, tầng nửa hầm, tầng áp mái hoặc tầng thuộc phần giữa công trình.
thuat-ngu-trong-xay-dung-dan-dung-4
Thuật ngữ về tầng nhà hay dùng trong xây dựng

3.3. Các thuật ngữ trong xây dựng dân dụng về diện tích.

  • Diện tích sử dụng: Tổng diện tích làm việc và diện tích phục vụ.
  • Diện tích làm việc: Thuật ngữ chỉ tổng diện tích các phòng làm việc chính và phòng làm việc phụ trợ.
  • Diện tích phục vụ: Là diện tích sảnh, hành lang, nhà vệ sinh và các phòng kỹ thuật khác.
  • Diện tích kết cấu: Tổng diện tích của tường, vách, cột tính trên mặt bằng.
thuat-ngu-trong-xay-dung-dan-dung-5
Các thuật ngữ trong xây dựng dân dụng về diện tích

4. FAQ – Những câu hỏi về thuật ngữ trong xây dựng dân dụng hiện nay.

4.1. Vo trong xây dựng là gì?

Nếu bạn đang thắc mắc VO trong xây dựng là gì, hãy cùng Học viện GCD tìm hiểu ngay nhé! VO là một thuật ngữ trong xây dựng dân dụng thường gặp, nhất là trong các biên bản.

VO là viết tắt của thuật ngữ tiếng Anh Variation Order, tiếng Việt gọi là Biên bản thay đổi công việc. VO trong xây dựng là tài liệu để quản lý trong quá trình thực hiện công trình xây dựng. 

Biên bản này được dùng để ghi lại những điều chỉnh hoặc thay đổi khối lượng công việc đã ký kết trên hợp đồng. Trong VO bao gồm một số thông tin bắt buộc như: Lý do thay đổi, phạm vi thay đổi, phương pháp và các yêu cầu kỹ thuật khác,…

thuat-ngu-trong-xay-dung-dan-dung-6
FAQ – Những câu hỏi về thuật ngữ trong xây dựng dân dụng hiện nay

4.2. Cos 00 trong xây dựng là gì?

Cos 00 hay dân trong ngành xây dựng gọi là Cốt -0.00; +0.00. Đây là một mặt phẳng được chọn làm mốc để so chiếu với các mặt phẳng khác. 

Theo quy ước, những mặt phẳng cao hơn cốt sẽ gọi là cốt dương (+). Ngược lại, những mặt phẳng thấp hơn mốc được gọi là cốt âm (-). 

4.3. Beam trong xây dựng là gì? 

Beam là tên tiếng Anh của  một thuật ngữ trong xây dựng dân dụng, gọi là dầm. Dầm được hiểu là một cấu kiện cơ bản, đóng vai trò như thanh chịu lực để đỡ các bản dầm, mái hay tường. Dầm có cấu tạo đơn giản và thường được đặt nằm ngang hoặc nằm nghiêng.

4.4. Ve là viết tắt của tư gì trong đấu thầu tại nước ta?

VE hay viết đầy đủ là VECAS (Vietnam Engineering Consultant Association). Đây là Hiệp hội Tư vấn Xây dựng Việt Nam được thành lập ngày 13 tháng 12 năm 1995. Với mục đích nhằm đoàn kết và bảo vệ quyền và lợi ích của các hội viên. Đích đến cao nhất là tạo ra nâng suất tốt và góp phần đóng góp vào sự phát triển kinh tế – xã hội nước nhà.

Lời kết.

Học viện GCD vừa chia sẻ 45 thuật ngữ trong xây dựng dân dụng các kỹ sư nên biết. Và một số thuật ngữ thiết kế khác cần biết khi tiến hành dự án xây dựng. Hy vọng những thông tin này hữu ích và giúp bạn hiểu hơn về lĩnh vực xây dựng.

Mọi thắc mắc cũng như mong muốn tìm hiểu thêm về các khóa học. Bạn đừng ngần ngại nhắn về GCD qua Hotline, email, sẽ có nhân viên tư vấn miễn phí, tận tình.

Mong muốn sẻ chia và truyền lửa nghề, hãy để GCD đồng hành cùng các bạn!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ